Dầu, mỡ là thực phẩm quen thuộc với mỗi người, thế nhưng, sử dụng nó như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết. Thừa mỡ không chỉ gây béo phì mà còn gây ra một loạt các hệ lụy khác với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá ít hoặc cắt bỏ hoàn toàn dầu, mỡ ra khỏi chế độ ăn hàng ngày, nó sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện đặc biệt là đối với trẻ em. Vậy dầu ăn cho bé – dùng thế nào cho đúng. Cùng Gold tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Trẻ thiếu cân hay béo phì vẫn cần chất béo
Với trẻ thừa cân , béo phì nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng không nên cho ăn dầu mỡ. Trên thực tế, quan niệm này không có cơ sở khoa học. Bởi lẽ, cơ thể cần đến chất béo để làm nguồn dẫn, hòa tan các vitamin và khoáng chất. Nếu loại bỏ chất này ra khỏi chế độ ăn hàng ngày thì trẻ có khả năng bị thiếu hụt dưỡng chất và các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não. Vì vậy đối với bé thừa cân thì hàm lượng này nên giảm bớt so với bình thường chứ không nên loại bỏ.
Trong trường hợp không cung cấp lượng chất béo hợp lý, trẻ dễ thiếu năng lượng và rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương, thậm chí là bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, dù thừa hay thiếu cân thì trẻ vẫn cần chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Bổ sung chất béo cho con bằng nguồn thực phẩm nào?
Như nói ở trên, chất béo đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng của bé, đặc biệt là những năm đầu đời. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi, nguồn chất béo không bão hòa, hay các axit béo thiết yếu có trong các thực phẩm như quả bơ, cá hồi,… chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho bé.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, trẻ nên được ăn các nguồn sản phẩm giàu chất béo khác như phô mai, sữa chua, các loại dầu ăn cho bé (như dầu gấc, dầu nành, dầu óc chó, dầu mè,…) vào món ăn dặm chính của trẻ cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
Đối với trẻ ăn dặm, bố mẹ cần lưu ý để cho con tập làm quen với nhiều loại hương vị, thực phẩm khác nhau, bởi vì, ăn uống đa dạng và có kiểm soát mới là điều giúp bé xây dựng được một nền tảng sức khỏe tốt nhất ngay từ những năm tháng đầu đời.
Nhu cầu chất béo thay đổi theo từng độ tuổi
Nhu cầu chất béo ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều khác nhau. Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu về chất béo càng cao để đáp ứng được quá trình tăng trưởng và phát triển rất nhanh của cơ thể. Và sau đây là gợi ý của Gold:
- Trẻ 7-11 tháng tuổi cần khoảng 35g.
- Trẻ 12-36 tháng cần khoảng 55g.
- Trẻ 4-6 tuổi cần 40g.
- Tần suất dùng không quá 4 ngày trong tuần.
Mẹ cần lưu ý, khi dùng dầu ăn cho trẻ nền dùng đa dạng, không chỉ dùng một loại duy nhất để tránh tình trạng thiếu chất này thừa chất kia. Vì trong mỗi loại dầu khác nhau, sẽ cung cấp chất béo, chất dinh dưỡng khác nhau. Cho nên, cần lựa chọn dầu ăn cho bé phù hợp và kết hợp một cách cân đối.
Ở bài viết trước, Gold có chia sẻ những loại dầu ăn tốt cho sự phát triển của bé, mẹ có thể tham khảo để lựa chọn loại để đa dạng hơn trong thực đơn của bé.
Những điều cần lưu ý khi bổ sung chất béo cho con
Cha mẹ không dùng mỡ động vật khi chế biến thức ăn cho bé, đặc biệt các bé dưới 1 tuổi. Những loại mỡ này gây nguy cơ nhiễm khuẩn cao đồng thời thành phần chất béo của mỡ động vật không tốt cho hoạt động trí não và quá trình hấp thu dinh dưỡng trong cơ thể bé.
Chất béo cũng có mặt với hàm lượng đáng kể trong các loại sữa. Bạn hãy lưu ý điều sau đây: sữa nguyên chất thường được khuyên dùng cho trẻ em từ 12 tới 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, Gold khuyên bạn cho bé dùng sữa ít béo với hàm lượng chất béo 2% nếu con bị béo phì hoặc thừa cân, nếu gia đình bạn có tiền sử bị cholesterol cao hoặc bệnh tim
Bắt ép bé ăn và cấm bé ăn một số loại thức ăn sẽ không bao giờ là một phương pháp hiệu quả để tạo dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Việc bạn và bé có cảm giác và tận hưởng mọi loại thức ăn và đồ uống là rất quan trọng, nhưng bạn không nên cho con ăn quá nhiều một loại thức ăn bất kì nào. Hãy chú ý cho con dùng đồ ngọt và những khẩu phần thực phẩm nhiều chất béo ở một lượng vừa phải.
Xem thêm những điều mẹ cần biết khi lựa chọn dầu ăn dặm để có thể lựa chọn sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất cho bé.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc và theo dõi những chia sẻ của Gold. Hi vọng với những chia sẻ này, sẽ giúp được bạn trong việc chăm sóc bé.